Lịch sử hành chính Điền Thượng

Xã Điền Thượng còn được gọi là Mường Tiền[4], thời -Nguyễn là vùng đất thuộc huyện Cẩm Thủy, phủ Thiệu Thiên, Thanh Hóa[5]. Đến năm Thành Thái thứ 16 (1904), thuộc tổng Điền Lư, châu Quan Hóa. Vào năm Khải Định thứ 10 (1925), tổng Điền Lư chuyển về châu Tân Hóa mới thành lập[6]. Năm 1943, tổng Điền Lư trở lại thuộc huyện Cẩm Thủy. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), tổng Điền Lư thuộc châu Tân Hóa mới tái lập, đến tháng 11 năm 1945, châu Tân Hóa đổi thành châu Bá Thước theo tên của thủ lĩnh Cầm Bá Thước trong phong trào Cần Vương[7].

Tháng 3 năm 1948, xã Điền Thượng lúc này là vùng đất thuộc xã Hồ Điền, huyện Bá Thước[7]. Năm 1964, xã Hồ Điền được chia thành 4 xã là Điền Lư, Điền Quang, Điền Hạ, Điền Thượng[8], tên gọi Điền Thượng chính thức xuất hiện từ đây.

Khi mới thành lập, xã Điền Thượng có 5 chòm, làng: Chiềng Điền, Lâu, Bít, Bả và làng Xay Luồi[4]. Hiện nay, xã gồm có 6 làng: Bít Bả, Lau, Chiềng Mưng, Chiềng Má, Xay, Nông.

làng Bít là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của xã. Về giáo duc, Làng Bít luôn là đầu tầu trong các thành tựu về giáo dục của xã; nơi này cũng đã sản sinh ra nhiều Tiến sỹ, Thạc sỹ, Cử nhân...cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.Làng Bít dựa lưng vào núi Rồng, với gần 100 hộ dân. Năm 2019, sắp nhập Thành làng Bít Bả với khoảng 150 hộ dân và khoảng 350 nhân khẩu. Bít Bả đang phấn đấu để trở thành làng đầu tiên được công nhận là Làng nông thôi mới theo chương trình của Chính phủ Việt Nam [6]

[cần dẫn nguồn].